HAI ANH EM FOODS - Tết Trung thu - Tết đoàn viên

HAI ANH EM FOODS - Tết Trung thu - Tết đoàn viên

HAI ANH EM FOODS - Tết Trung thu - Tết đoàn viên

HAI ANH EM FOODS - Tết Trung thu - Tết đoàn viên

HAI ANH EM FOODS - Tết Trung thu - Tết đoàn viên
HAI ANH EM FOODS - Tết Trung thu - Tết đoàn viên
Địa chỉ: TRỤ SỞ CÔNG TY: Số 93 Đường Số 10, Khu Phố 1A Khu Dân Cư Nam Long, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP HCM. Email: orders.haianhem@gmail.com
Tin tức

TẾT TRUNG THU VÀ NHỮNG SỰ TÍCH THÚ VỊ

TẾT TRUNG THU VÀ NHỮNG SỰ TÍCH THÚ VỊ

Tết Trung thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Theo tính toán của HAI ANH EM FOODS thì 2023 tết Trung Thu sẽ rơi vào ngày 29 tháng 9 (Dương lịch) . Vậy là chỉ còn 8 ngày nữa là chúng ta sẽ được tận hưởng không khí nhộn nhịp của ngày lễ hội này rồi. Hãy cùng HAI ANH EM FOODS  tìm hiểu thêm về  nguồn gốc và ý nghĩa của Trung Thu nhé!  

Tết Trung Thu Là Gì Mà Mọi Người Lại Rộn Ràng Đến Vậy Nhỉ? 

Tết Trung Thu là lễ hội truyền thống quan trọng và đặc sắc trong năm của người dân Việt Nam. Ngày lễ hội này còn được gọi với nhiều tên khác như ngày tết của trẻ em, Tết hoa đăng, tết đoàn viên và tết trông trăng. Cứ đến dịp này không khí lại rộn ràng hẳn, trẻ em thì nao nức, mong đợi được vui chơi và rước đèn cùng bạn bè. Người lớn thì quây quần uống trà, ăn bánh trung thu và ngắm trăng cùng nhau. Không chỉ vậy, Tết Trung Thu còn là dịp để tri ân tình làng nghĩa xóm và tình bằng hữu gần xa thông qua những lời chúc và món quà. Có thể nói đây là dịp lễ để trao gửi yêu thương và xích lại gần nhau hơn.

 

 

trung-thu
 
Tết Trung Thu Có Nguồn Gốc Từ Đâu?

Tết Trung Thu Sự Tích Về Nhà Vua Dạo Chơi Trên Cung Trăng.

Câu chuyện được lưu truyền từ xưa, vào đêm rằm tháng 8 âm lịch năm đó, trăng trên cao rất đẹp và sáng. Vua Đường Minh Hoàng (713-714 Tây Lịch) trong lúc đi dạo vườn Ngự Uyển hóng gió và ngắm trăng thanh. Thì gặp một vị tiên giáng thế trong hình hài một ông lão tóc bạc phơ. Vị tiên này đã làm phép đưa nhà vua lên cung trăng cùng mình.

 

Đặt chân lên cung trăng, nhà vua đã vô cùng bất ngờ và thích thú với khung cảnh hoa lệ nơi này. Những điệu múa cùng giọng hát mê lòng người của các nàng tiên xinh đẹp, đã làm nhà vua say mê. Khi mãi đắm chìm, nhà vua đã quên mất trời đã gần sáng. Vị tiên phải nhắc, nhà vua mới ra về. Nhưng trong lòng thì luôn luyến tiếc nơi này.

 

Cảnh đẹp nơi thần tiên luôn làm nhà vua vấn vương và lưu luyến mãi. Nên cứ đến rằm tháng 8 hằng năm, nhà vua sẽ ra lệnh dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng rộn ràng. Còn trong hoàng cung, nhà vua cùng Dương Quý Phi cùng nhau uống rượu dưới ánh trăng sáng, ngắm đoàn cung nữ múa hát để  hồi tưởng lại chốn thần tiên trên cung trăng vô cùng kỳ diệu trong đời. Kể từ lúc đó, lễ hội Tết Trung Thu đã trở thành phong tục của dân gian.

 

 

den-trung-thu

Tết Trung Thu Sự Tích Chị Hằng Nga.

Ở một câu chuyện khác, Tết Trung Thu gắn liền với câu chuyện vợ chồng Hậu Nghệ và Hằng Nga. Hai vợ chồng đã từng là vị thần bất tử sống trên cung trăng. Nhưng vì bị ghen ghét, Hậu Nghệ đã bị vu oanh và hãm hại đày xuống làm thường dân.

Một ngày nọ, mười người con của Ngọc Hoàng đã biến thành mười mặt trời, làm cho đất trở nên nóng và khô cằn hơn. Ngọc Hoàng đã ra lệnh cho các con mình ngừng phá hủy dân gian, nhưng không thành. Sau đó Hậu Nghệ đã đứng ra cứu giúp, bằng tài bắn cung của mình đã bắn hạ chín mặt trời và chỉ để lại một người làm mặt trời.

 

Lập được công lớn, Hậu Nghệ đã được trao một viên thuốc trường sinh bất lão. Hậu Nghệ mang thuốc về nhà cất và dặn Hằng Nga không được đụng đến. Nhưng nhân lúc vắng mặt, Hằng Nga đã lấy và nuốt chửng viên thuốc. Hậu Nghệ về đúng lúc đó nhưng không kịp ngăn cản. Hằng Nga đã bay lên mặt trăng. Kể từ đó, dù thương nhớ chồng nhưng Hằng Nga không có cách nào xuống nhân gian gặp chồng được.

 

Dưới nhân gian, Hậu Nghệ vô cùng nhớ vợ khôn nguôi. Nên đã xây nên một lâu đài tên là “Dương”, Hằng Nga cũng xây lâu đài tên “Âm”. Cứ đến rằm tháng 8 mỗi năm một lần, hai vợ chồng Hậu Nghệ và Hằng Nga sẽ được đoàn tụ hạnh phúc.

 


long-den-trung-thu

Tết Trung Thu Sự Tích Về Chú Cuội Cung Trăng.

Ở Việt Nam, chúng ta lại có một câu chuyện khác. Đó là câu chuyện của chị Hằng và chú Cuội. Chuyện kể rằng, ngày xưa có nàng tiên tên là Hằng Nga rất xinh đẹp và yêu trẻ con. Nàng thường xuyên xuống nhân gian chơi cùng trẻ em, dù không được phép.

Một hôm nọ, Ngọc Hoàng đã tổ chức cuộc thi “ làm bánh ngày rằm”, người nào tạo ra bánh ngon, đẹp và độc đáo sẽ được thưởng. Hằng Nga đã ghé xuống nhân gian thăm hỏi và tìm tòi. Lúc này gặp được Cuội - một anh chàng chuyên nói dóc. Chú Cuội hướng dẫn Hằng Nga cứ bỏ hết các nguyên liệu kết hợp với nhau và nướng nên. Nhưng thật kì lạ, những chiếc bánh ra lò đều rất ngon và thơm phức, các em nhỏ đều quay quanh và khen.

 

Sau đó, Hằng Nga đem những chiếc bánh trở về cung trăng để dự thi. Nhưng vì say mê và không nỡ rời xa Hằng Nga, Cuội đã nắm lấy tay nàng và bằng một sức kì lạ đã kéo cả chàng và cây đa lên tận cung trăng. Ngồi trên cây đa, Cuội nhìn thấy được bọn trẻ chơi đùa, nhà nhà hạnh phúc. Nên đôi lúc nhớ nhà và nhớ em, chỉ biết ngồi khóc và buồn bã.

 

Hằng Nga đã đạt giải nhất nhờ những chiếc bánh và lấy tên là “bánh trung thu”. Tên bánh lấy ý nghĩa từ sự nhớ nhung trần gian của nàng. Cứ mỗi năm rằm tháng 8, nàng ao ước được cùng chú Cuội xuống trần gian chơi đùa cùng các em nhỏ. Từ đó, mà Ngọc Hoàng đặt tên rằm tháng 8 là ”Tết Trung Thu”- dịp vui chơi của các em nhỏ

 


chi-hang
 
Ý Nghĩa Của Tết Trung Thu.

Nhắc đến Tết Trung Thu, nhiều người cho rằng ý nghĩa bắt nguồn từ Trung Quốc. Nhưng, có một số người lại cho rằng, ý nghĩa tết này có từ rất xa xưa theo phong tục Việt Nam, từ nền văn minh lúa nước.

Cứ đến Tết Trung Thu tại Việt Nam, các em nhỏ đều rất thích. Vì được nghe về sự tích chú cuội và cây đa. Bên cạnh đó, các em nhỏ được nhiều hoạt động vui chơi trăm rằm, cùng ba mẹ làm lồng đèn, rước đèn cùng bạn bè, xem biểu diễn múa lân, nhận quà bánh,… theo phong tục xưa, thì mỗi gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỡ để dâng lên thần linh. Nhằm cầu bình an, phúc lộc và một phần làm không khí thêm náo nhiệt.  Đây được xem là dịp để nhà đình vui vẻ bên nhau và trẻ em hiểu được sự tận tâm, quý mến và săn sóc của ba mẹ đối với mình.

ruoc-den

Không chỉ các em nhỏ thích, mà người lớn cũng rất thích. Tết Trung Thu được gọi là “Tết đoàn viên”, vì cứ đến dịp là từ xa hay gần gia đình sẽ quây quần bên nhau. Cùng nhau ăn bánh, uống trà và tạm gác lại những hối hả của cuộc sống. Đêm Trung Thu là đêm gia đình cùng nhau trò chuyện, quan tâm nhau và cùng chia sẻ những câu chuyện của mình. Cứ thế mà đầm ấm trải qua một đêm đầy ý nghĩa bên nhau.


tet-doan-vien

 

 Tết Trung Thu sắp đến HAI ANH EM FOODS xin kính chúc Quý khách hàng luôn mạnh khỏe và hạnh phúc bên gia đình. Chúc Quý khách hàng cùng gia đình có những phút giây tuyệt vời bên nhau, tràn ngập ấm áp và hạnh phúc trong dịp lễ. Chân thành cảm ơn sự tin tưởng của Quý khách và hy vọng sẽ tiếp tục ủng hộ chúng tôi!

Thông Tin Liên Hệ

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI HAI ANH EM
Địa chỉ: 571 Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Đông, quận 7
Hotline đặt hàng: 0902 496 123 - 0283 8723 145
Email: orders.haianhem@gmail.com

backtop
0